Mở công ty kinh doanh chế biến thủy, hải sản là một lựa chọn kinh doanh hấp dẫn được nhiều đơn vị quan tâm hiện nay. Với tiềm năng lớn và sự đa dạng của nguồn nguyên liệu biển, việc chuẩn bị và thực hiện các thủ tục cần thiết để khởi đầu công việc này là một bước quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục mở công ty kinh doanh chế biến thủy sản và hải sản để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mời bạn cùng khám phá ngay nhé!
1. Điều Kiện Về Giấy Phép Khi Đầu Tư Kinh Doanh Cơ Sở Chế Biến Hải, Thủy Sản
Theo Luật An toàn thực phẩm 2010, việc thành lập công ty chế biến thủy hải sản là một ngành nghề có điều kiện. Để hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị và đáp ứng các giấy tờ quan trọng sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng kinh doanh
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngoài 2 loại giấy tờ trên, tùy vào phạm vi hoạt động cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét và bổ sung các giấy tờ sau đây:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP)
- Giấy chứng nhận ISO 22000
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
2. Nội Dung Cần Chuẩn Bị Trước Khi Mở Công Ty Chế Biến Thủy Sản
Trước khi thành lập công ty chế biến thủy – hải sản, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những nội dung sau:
2.1 Chọn loại hình công ty
Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh, khả năng tài chính riêng mà bạn có thể lựa chọn thành lập theo các loại hình công ty như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân.
2.2 Tên công ty
Đặt tên công ty phải đảm bảo 2 thành tố, bao gồm phần loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng. Ngoài ra, bạn cần phải tra cứu tên công ty trước để tránh việc chọn trúng các tên doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.
2.3 Trụ sở công ty
Địa chỉ trụ sở công ty cần được xác định rõ, bao gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
2.4 Ngành nghề kinh doanh
Xác định mã ngành liên quan đến hoạt động chế biến hải, thủy sản. Công ty có thể chọn các mã ngành như: mã ngành 10201, mã ngành 10202, mã ngành 10203, mã ngành 10209.
3. Hồ Sơ Thành Lập Công Ty Chế Biến Hải, Thủy Sản
3.1 Hồ sơ thành lập công ty chế biến thủy, hải sản
Về cơ bản, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các đầu mục giấy tờ sau gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập công ty.
- Bản sao Hộ chiếu/CCCD của đại diện pháp luật, các thành viên và người ủy quyền nộp hồ sơ.
3.2 Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Như đã đề cập ở trên, chế biến thủy hải sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên ngoài đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần có thêm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép VSATTP bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp phép vệ sinh ATTP;
- Bảo sao y hợp lệ giấy phép ĐKKD;
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo VSATTP;
- Giấy xác nhận đã trải qua huấn kiến thức về VSATTP của những người có liên quan theo quy định;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe hoạt động kinh doanh sản xuất cấp huyện trở lên của những người có liên quan theo quy định.
Ngoài ra, trường hợp công ty thủy hải sản có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài thì cần xin thêm giấy chứng nhận ISO 22000.
>> Tham khảo thêm dịch vụ: Tiêu chuẩn ISO 22000.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về thủ tục mở công ty kinh doanh chế biến thủy, hải sản. Hy vọng bài viết của Tophaiphong sẽ chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn!