Hợp đồng nhân công xây dựng và những lưu ý khi soạn thảo

Rate this post

Hợp đồng nhân công xây dựng là loại hợp đồng có liên quan mật thiết tới các nhà thầu, kỹ sư, công nhân xây dựng,…. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi soạn thảo hợp đồng này, dẫn đến sai sót và mất mát không đáng có. 

I. Tổng quan về hợp đồng nhân công xây dựng 

1. Hợp đồng xây dựng là gì

Căn cứ theo Luật xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng được định nghĩa như sau: 

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

Theo đó, bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ. 

2. Đặc điểm của hợp đồng xây dựng 

Về cơ bản, hợp đồng xây dựng có 2 đặc điểm sau: 

Đặc điểm 
Về chủ thể 
  • Bên giao thầu: Là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị vũ trang nhân dân có vốn đầu tư và có nhu cầu xây dựng
  • Bên nhận thầu: Là doanh nghiệp xây dựng có đăng ký kinh doanh hành nghề xây dựng và phải đảm bảo năng lực về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính
Về hình thức 
  • Hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. 

Lưu ý: Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.

3. Hợp đồng nhân công xây dựng là gì? 

Hợp đồng nhân công xây dựng chính là hợp đồng thuộc nhóm hợp đồng xây dựng. Bản hợp đồng này sẽ đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về quyền lợi cũng như trách nhiệm của các nhân công đồng thời nó cũng đề cập đến các vấn đề quan trọng khác liên quan đến người tham gia quá trình xây dựng (kỹ sư, công nhân, …) và các loại máy móc, thiết bị,….

4. Đặc điểm của hợp đồng công nhân xây dựng: 

Chủ thể hợp đồng bao gồm nhà thầu và bên nhận thầu công trình và dự án xây dựng. Nhà giao thầu gồm chủ đầu tư, tổng nhà thầu theo quy định của Khoản 2, Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ – CP. Phía bên nhận thầu sẽ là các nhà thầu, tổng thầu được phân biệt rõ ràng về chính và phụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ – CP.

Mẫu hợp đồng nhân công xây dựng để sử dụng có giá trị và có hiệu lực cần có đủ chữ ký của những người đại diện có thẩm quyền của 2 bên nhà thầu và nhận thầu công trình, dự án xây dựng. Hợp đồng phải được đóng dấu trong trường hợp có tổ chức tham gia. 

II. Những lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng nhân công xây dựng

1. Những nội dung cần có khi soạn thảo hợp đồng nhân công xây dựng 

Hợp đồng nhân công xây dựngHợp đồng nhân công xây dựng bao gồm các điều khoản chung và điều khoản cụ thể theo luật xây dựng hiện hành. 

Điều khoản chung bao gồm:

– Mọi hợp đồng xây dựng cần có thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc, các ưu tiên quyền lợi cho cả 2 bên thực hiện hợp đồng.

– Bộ phận nhân sự và kế toán khi soạn thảo hợp đồng sẽ cần quy định rõ ràng, cụ thể các phương thức thanh toán tiền lương cho nhân công, đảm bảo đúng theo thỏa thuận và cam kết của 2 bên nhà thầu và bên nhận thầu công trình, khi ký kết hợp đồng sẽ xác nhận lại.

Điều khoản cụ thể bao gồm: 

– Các nội dung chi tiết về việc thực hiện công trình, bao gồm số lượng nhân công cần thiết cho công trình.

– Thời gian cần thiết để hoàn thành công trình.

– Đối với bên nhận khoán công trình, cần xác định rõ số tiền nhận thanh toán là bao nhiêu %.

– Chi tiết trách nhiệm và quyền lợi của cả 2 bên nhà thầu và nhận thầu công trình, đảm bảo tính minh bạch và chính xác theo quy định của pháp luật nhà nước.

2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng nhân công xây dựng 

Hợp đồng nhân công xây dựng để đảm bảo có giá trị và có hiệu lực cần đảm bảo những nguyên tắc cụ thể như sau: 

Hợp đồng nhân công xây dựngThứ nhất: Với cả nhà thầu và bên nhận thầu trong nước và nước ngoài thì đều cần có sự thống nhất, đồng thuận giữa cả 2 bên, không vi phạm các quy định pháp luật và quy chuẩn đạo đức xã hội ở nước sở tại.

Thứ hai: Với các nhà thầu là người nước ngoài thì cần đảm bảo có thầu phụ là người trong nước đại diện thực hiện công việc mà trong hợp đồng ký kết quy định.

Thứ ba: Việc lựa chọn các nhà thầu, quá trình này cần có sự thống nhất giữa 2 bên trong bản hợp đồng định ký kết.

Thứ tư: Về việc thanh toán hợp đồng, cần đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng, không ảnh hưởng đến quyền lợi của bất cứ bên nào.

Thứ năm: Với các nhà thầu hay tổ chức nhận thầu là liên doanh, thỏa thuận hợp đồng nhân công xây dựng cần có chữ ký đầy đủ của các thành viên liên quan và được đóng dấu cụ thể.

III. Kết luận 

Hợp đồng nhân công xây dựng được pháp luật hiện nay quy định chặt chẽ. Các doanh nghiệp cũng như người lao động cần tuân thủ nghiêm ngặt những nội dung đặt ra trong hợp đồng để tránh nảy sinh mâu thuẫn không đáng có. 

Tham khảo thêm các bài viết về nghiệp vụ pháp lý và các loại hợp đồng tại MISA AMIS.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây